Tiêu chuẩn thí nghiệm bu lông mới nhất bao gồm các tiêu chuẩn. TCVN1916: 95, JIS B1186-95, JIS G4305, TCVN 12513: 2018, TCVN 256: 06, TCVN 257: 07, ASTM E415: 05, TCXDVN 330: 04; ASTM E1251 €, TCVN 2509. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của công trình mà áp dụng tiêu chuẩn đánh giá. Nhưng thông thường hiện nay sử dụng TCVN1916 – 1995. Tiêu chuẩn này áp dụng cho bu lông, vít, vít cấy và đai ốc, có ren hệ mét theo TCVN 2248 – 77 với đường kính ren từ 1 đến 48 mm.
Mẫu kết quả thí nghiệm bu lông theo tiêu chuẩn việt nam TCVN1916 – 1995
Mẫu thử BU LÔNG M48 x 1200 ( CẤP ĐỘ BỀN B6.6 )
STT | Ký hiệu mẫu |
Diện tích mẫu thử nghiệm (sau khi gia công) |
Giới hạn chảy Rc | Độ bền kéo Rb | Độ Giãn dài | ||
Lực chảy | Ứng suất chảy |
Lực bền | Ứng suất bền |
||||
mm² | kN | ≥ 360 N/mm2 | kN | ≥ 600 N/mm2 | ≥ 15% | ||
1 | M48 x 1200 | 353.0 | 155.0 | 439.1 | 233.0 | 660.1 | 20.3 |
2 | 358.6 | 155.0 | 432.2 | 240.0 | 679.9TCVN 1916 – 1995 | 19.8 | |
3 | 357.5 | 154.0 | 430.8 | 238.0 | 674.2 | 21.2 |
Ghi chú: Các chỉ tiêu thử nghiệm của mẫu thử đạt cấp độ bền B6.6 theo tiêu chuẩn việt nam TCVN1916 – 1995
II. Yêu cầu kĩ thuật khi thí nghiệm bu lông
- Kết cấu, kích thước, độ nhám bề mặt, dung sai ren và dung sai kích thước, dung sai hình dạng. Và vị trí bề mặt được qui định trong các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cụ thể.
- Bề mặt bu lông, vít, vít cấy và đai ốc phải trơn nhẵn, không có vết xước, vẩy ô xy hóa.
- Khuyết tật cho phép của bề mặt bu lông, vít, vít cấy theo TCVN 4795:1989.
- Khuyết tật cho phép của bề mặt đai ốc theo TCVN 4796:1989.
- Cơ tính của vít định vị và của các chi tiết kẹp chặt tương tự làm việc không chịu kéo từ thép thường. Và thép hợp kim theo TCVN 4674 – 89.
- Theo yêu cầu của khách hàng, chi tiết kẹp chặt từ đồng thau, chế tạo bằng cách chôn nguội. Phải nhiệt luyện để khử ứng suất bên trong.